Doanh nghiệp sẽ được chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường”

PV : Trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này có điểm: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Vậy điểm mới này sẽ tác động như thế nào đối với doanh nghiệp?

Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Luật sư Ngô Việt Bắc, Văn phòng Luật sư Sài Gòn Tây Nguyên, Đoàn Luật sư TP.HCM để thấy rõ hơn nội dung những điểm mới trong Luật sẽ tác động như thế nào đối với doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): “Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường”

* PV : Thưa ông Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được mở rộng thì doanh nghiệp có thuận lợi gì?

– LS. Ngô Việt Bắc:

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này sẽ tạo ra nhiều bước tiến mới, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia thị trường, không bị vướng bởi các quy trình thủ tục về mặt hành chính phức tạp như trước đây. Đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường. Qua đó, giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả trong tổ chức quản trị, cơ cấu lại doanh nghiệp.

* PV : Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn, vậy theo ông, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra như thế nào trong thời gian tới?

– LS. Ngô Việt Bắc:

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) luật hóa quyền kinh doanh theo nguyên tắc “doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế”, bằng quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tôi cho rằng đây là bước đột phá mạnh mẽ trong hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh.

Nhưng điều kiện gia nhập thị trường thông thoáng hơn đồng nghĩa với yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng cao, và được dự đoán là rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực vốn, công nghệ, khả năng khai thác thị trường để tăng trưởng và phát triển; nhất là trong xu thế hội nhập sâu rộng, mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

* PV : Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể tạo ra lỗ hổng pháp lý. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

– LS. Ngô Việt Bắc:

Đây là quy định tiến bộ phù hợp với thông lệ đã có ở nhiều nước. Đồng thời, đổi mới này không làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hay tạo ra lỗ hổng pháp lý. Bởi lẽ, việc kết nối giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp và cơ quan thuế, giữa Trung ương và địa phương thông qua hệ thống thông tin quốc gia, tạo khả năng thu thập và cập nhật thông tin của tất cả doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn cả nước sẽ được thực hiện chặt chẽ. Như vậy, hiệu lực giám sát của xã hội nói chung và của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ được nâng cao, qua đó tiến tới hoàn thiện hơn trong công tác quản lý bằng hệ thống thông tin điện tử.

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): “Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường”

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ chính thức được thi hành vào ngày 1/7/2015.

* PV : Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có quy định doanh nghiệp có thể có nhiều đại diện pháp luật , ông đánh giá như thế nào về việc này?

– LS. Ngô Việt Bắc:

Với việc doanh nghiệp chỉ có một người đại diện pháp luật như trước đây đã hạn chế phần nào sự linh hoạt trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp, như dồn hầu hết quyền vào một cá nhân. Điều này, trong nhiều trường hợp, dẫn đến sai lầm cho đối tác khi ký hợp đồng vì phạm vi quyền của người đại diện pháp luật ; hay với trường hợp người đại diện pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam thì quy định hiện tại thường tạo ra những phiền hà, gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp.

Vì vậy, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp có thể quyết định số người đại diện pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, từ đó đã khắc phục và tháo gỡ được những hạn chế như tôi vừa trình bày ở trên.

* PV : Trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này có điểm: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Vậy điểm mới này sẽ tác động như thế nào đối với doanh nghiệp?

– LS. Ngô Việt Bắc:

Doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, nội dung, số lượng con dấu của mình theo quy định pháp luật , như vậy sau khi Luật ban hành thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với quy định mới, doanh nghiệp giảm được rủi ro, chi phí trong thủ tục khởi sự và dễ dàng, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện tại việc bỏ con dấu cũng gặp một số trở ngại. Thứ nhất, chữ ký số, chữ ký điện tử hiện chưa phổ biến ở nước ta, việc sử dụng tạo thêm chi phí, nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, yêu cầu đặt ra là hầu như tất cả văn bản, hồ sơ đều phải có con dấu mới có hiệu lực. Thứ ba, giữa doanh nghiệp với nhau, trong nhiều trường hợp cũng cần con dấu, nhất là giao dịch trong nước. Đặc biệt, điều thứ tư tôi xin nhấn mạnh là quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp liên quan đến con dấu (cụ thể như hình dáng, kích thước, cách bố trí con dấu). Nếu doanh nghiệp thiết kế được một con dấu “đẹp, ấn tượng” và sau đó bị doanh nghiệp khác “bắt chước” thiết kế giống, hoặc gần giống, tạo ra sự nhầm lẫn thì đây cũng là một vấn đề các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn cụ thể hơn khi doanh nghiệp thực hiện quyền này.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *